Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2009

Nếu bạn học tiếng Anh mãi mà vẫn không hiệu quả, hãy thử các phương pháp sau đây xem sao:

Chia đúng động từ

Đừng nghĩ việc chia những động từ đơn giản như I am, he is... hay thêm "s" vào sau động từ thường là việc không đáng quan tâm. Điều mà bạn cho là quá đơn giản ấy lại là một trong những lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Anh. Chia động từ cũng là một yếu tố căn bản trong ngữ pháp tiếng Anh. Một khi bạn không thể làm đúng thứ căn bản nhất thì khó có thể làm đúng những thứ phức tạp hơn. Hãy bắt đầu bằng việc viết những câu đơn giản với cấu trúc "chủ ngữ + động từ".

Nghĩ gì viết nấy

Có một bài tập thế này: hãy viết đầy một trang giấy tất cả những gì bạn đang nghĩ trong đầu bằng tiếng Anh. Cứ để dòng suy nghĩ đang chảy trong đầu được hiển thị hết lên trang giấy. Thậm chí, nếu viết sai một từ và như phản ứng tự nhiên, bạn sẽ nghĩ ngay trong đầu rằng: "Thôi chết, mình viết sai từ này rồi!" thì đừng dừng lại để sửa mà hãy viết câu bạn vừa nghĩ lên giấy. Phương pháp "Nghĩ gì viết nấy" này có 2 lợi ích: một là giúp bạn kỹ năng viết tiếng Anh nhanh, nghĩ đến đâu viết đến đó như quán tính có sẵn, không phải nặn óc suy nghĩ; hai là giúp tập thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh.

Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh

Nếu bạn suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi viết hay nói bằng tiếng Anh thì sẽ mất thời gian và công sức để dịch điều đó ra tiếng Anh. Chưa kể bạn còn phải suy nghĩ xem dịch như vậy đã đúng chưa. Chi bằng tập suy nghĩ bằng tiếng Anh để tiết kiệm khoản thời gian đáng kể cộng với việc tiếng Anh sẽ tự động tuôn ra khi bạn viết hay nói mà không gặp mấy trở ngại.

Hãy phát âm đúng

Sau bao lần cố căng tai ra hay mua một tai nghe thật xịn với hy vọng nghe tốt tiếng Anh mà vẫn không thành công, hẳn là bạn đã luyện nghe chưa đúng cách. Nguyên nhân có thể do bạn phát âm sai. Từ chỗ phát âm sai, bạn sẽ quen với việc từ đó phải phát âm như thế. Hậu quả khi người khác phát âm đúng, bạn chẳng thể nhận ra đó là từ quen thuộc và không hiểu họ đang nói gì. Khi phát âm, nhớ chú ý đến trọng âm của từ, ngữ điệu trong câu và nhất là phần kết thúc từ...

Bật phụ đề khi xem phim

Khi xem các bộ phim tiếng Anh, nhớ bật phụ đề tiếng Anh. Đừng tự ép mình luyện nghe bằng cách tắt phụ đề và nghe diễn viên nói chay. Bật phụ đề sẽ giúp bạn biết được một từ được đọc chính xác như thế nào hay một từ vựng mới do diễn viên nói sẽ được viết ra sao, từ đó học được từ mới, cách phát âm đúng nhanh hơn.

Tập đặt câu với các từ mới

Sau khi đã học được một từ vựng mới, cách nhanh nhất để nhớ nghĩa từ đó là tập đặt câu với nó, thậm chí viết một đoạn văn trong đó có từ mới biết. Lợi ích của phương pháp này là giúp bạn "khắc ghi" từ mới vào đầu bằng cách vận dụng nó vào thực tế chứ không học thuộc lòng.

Mạnh dạn nói chuyện với người nước ngoài (nếu gặp :D )

Đừng sợ nói sai hay ngượng ngùng khi nói chuyện với người nước ngoài. Nếu ngại hay sợ sai thì bạn sẽ không bao giờ nhận ra nhược điểm của mình và mãi mãi không sửa được nó. Thêm vào đó, những người mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của họ sẽ không cười bạn đâu. Thậm chí họ còn giúp bạn sửa lại cho đúng nữa!

Cách đây không lâu, có 64MB RAM trong PC đã được xem là một sự dư thừa xa xỉ. Giờ đây, đó là mức tận cùng của sự nghèo nàn. Chạy nhiều chương trình cùng một lúc, xử lý đồ họa video, hay tạm giữ lại hàng tá trang web là những thứ ngốn nhiều RAM.



Bộ nhớ không đủ hoặc được cấu hình không đúng có thể cản trở họat động của PC, làm máy chập chờn, gây các thông báo lỗi khó giải quyết, hay thậm chí làm treo máy. Dĩ nhiên giải pháp tốt nhất bổ sung thêm bộ nhớ cho hệ thống.

Giá RAM dao động nhiều, nhưng chúng có xu hướng hạ trong những năm gần đây. Dung lượng bộ nhớ cần có ít nhất là 128MB.

Tuy nhiên trước khi tăng, bạn hãy làm cho số RAM hiện có họat động hiệu quả. Windows có một số cách cài đặt để tối ưu hóa tốc độ họat động của bộ nhớ, cũng như những công cụ để tìm và khắc phục các trục trặc liên quan đến bộ nhớ.

Khi không gian của bộ nhớ chuẩn (chip RAM) của máy tính bị tràn, dữ liệu tràn sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ ảo. Bộ nhớ ảo là tập tin - gọi là tập tin trao đổi (swap file) - nằm trên đĩa cứng. Dữ liệu được truy cập từ đĩa cứng chậm hơn nhiều do được truy cập từ RAM chuẩn, cho nên cần phải tối ưu hóa tốc độ hoặt động của tập tin tráo đổi.

Để thấy được các thông số cài đặt của tập tin tráo đổi, bạn nhấn biểu tượng System trên desktop, chọn properties, và chọn Vitual Memory dưới nhãn Performance.


Chớ vội tháo PC Card

Người dùng notebook thường xuyên phải di chuyển đi. Nếu bạn dùng PC Card để gắn một thiết bị nào đó vớp laptop thì đừng tháo nó ra quá nhanh khi vội. Có thể Windows vẫn đang tải email xuống thiết bị đ1 hay đang dùng card cho một công việc khác. Để tháo những thiết bị như vậy một cách an tòan, bạn mở hộp thọai PC Card’s Socket Status bằng cách nhấn biểu tượng PC Card trong khay hệ thống. Chọn PC Card mà bạn muốn tháo và nhấn Stop. Đợi vài giây, Windows sẽ báo để bạn có thể tiến hành một cách an tòan.


Cài đặt tập tin tráo đổi

Theo mặc định, Windows tự động điều chỉnh kích thước tập tin tráo đổi để phù hợp với yêu cầu của nó. Đĩa cứng còn trống quá ít sẽ hạn chế tập tin tráo đổi, và điều này có thể làm cho tốc độ họat động bị chậm lại hoặc đôi khi làm treo hệ thống. Cho nên, lúc nào cũng phải bảo đảm có ít nhất 100MB không gian đĩa được dành riêng cho tập tin tráo đổi.

Để cài đặt kích thước tập tin theo cách thủ công, bạn chọn Let me specify my own virtual memoty settings trong hộp thọai Virtal Memory. Chọn kích thước tối thiểu và kích thước tối đa, hoặc nhập cùng một con số vào cả hai ô này để ấn định kích thước cho tập tin tráo đổi. Cố định kích thước tập tin tráo đổi có thể tăng tốc độ họat động của hệ thống vì Windows không phải tốn thời gian điều chỉnh kích thước tập tin, nhưng đồng thời cũng tăng nguy cơ tràn bộ nhớ.

Nếu có nhiều đĩa cứng, bạn đặt tập tin tráo đổi trong đĩa nào có thời gian truy cập nhanh nhất. Thực hiện việc này bằng cách thay đổi giá trị trong ô “Hard disk” của hộp thọai Virtual Memory và sau đó khởi động lại máy.

Việc defragment đĩa cứng (dồn đĩa) cũng có thể cải thiện tốc độ họat động hệ thống. Sau một thời gian sử dụng, các tập tin được lưu trú trên đĩa thành nhiều mảnh rời nhau rải rác khắp đĩa cứng. Tiện ích Disk Defragmenter sẽp sắp xếp lại dữ liệu trên đĩa để lưu giữ từng tập tin theo một khối liên tục. Các trình ứng dụng khi truy cập một tập tin có các mảnh nằm cận kề nhau trên đĩa sẽ nhanh hơn nhiều khi truy cập cũng tập tin đó nhưng nằm rải rác.

Để chạy tiện ích Disk Defragmenter của Windows, bạn chọn Start.Accessories.System Tools. Tuy nhiên, tiện ích này không chắp nối tập tin tráo đổi được vì Windows xem nó là dữ liệu cố định, không thể di chuyển. Để vượt qua trở ngại này, bạn là cho tập tin tráo đổi càng nhỏ càng tốt trước khi tiến hành defragment bằng cách khởi động lại hệ thống và đóng tất cả các trình ứng dụng được nạp lúc khởi động (giải pháp này không dùng với trường hợp tập tin tráo đổi có kích thước cố định). nếu có dung lượng RAM đủ lớn, bạn có thể tạm thời lọai bỏ tập tin tráo đổi, tiến hành degragment đĩa, rồi tạo lại tập tin tráo đổi. Tuy nhiên, phải bảo đảm hệ thống có đủ RAM để chạy Disk degragment, nếu không, máy có thể bị treo khi chạy Disk degragment và dữ liệu trên đĩa cứng có thể bị hỏng. Mục (lưu tâm đến bộ nhớ” ở dưới hưởng dẫn các kiểm tra lượng bộ nhớ có hiệu lực. Để lọai bỏ tập tin tráo đổi này, bạn đánh dấu chọn Disable virtual memory trong hộp thọai Virtual Memory và khởi động lại hệ hống. Để tạo lại, bạn bỏ chọn Disable vitual memory và khởi động lại.


Lưu tâm đến bộ nhớ

Bạn đang lo bộ nhớ bị tràn gây treo hệ thống?Tiện ích system Monitor của win_dows sẽ cho biết lượng bộ nhớ chưa dùng mà windows có tại một thời điểm cho trước,cùng với một số thống kê hữu ích về tốc độ họat động của hệ thống . Để chạy tiện ích này,bạn chọn start.programs.Accessories.system Tools.system Monitor (hoặccài đặt nó từ đĩa windows CD thông qua applet Add/ remove progams trong control panel).system Monitor sẽ hiển thị những thống kê theo thời gian về mức sử dụng về kích thước tập tin trao đổi,và về lượng bộ nhớ vật lý chưa dùng đến (hình2).

Chọn Edit.AddItem. Memory Manager để chọn thống kê bộ nhớ nào mà bạn muốn system Monitor hiển thị. Lượng bộ nhớ chưa dùng,kích thước tập tin tráo đổi và mức sử dụng tập tin trao đổi sẽ giúp bạn dự tính những chương trình nào sẽ ngốn nhiều RAM nhất.Tuy nhiên có cánh xác định chính xác hơn lượng RAM cần thiết cho một chương trình cho trước.Trước tiên bạn xác định lượng bộ nhớ mà các chương trình đang chạy sử dụng bằng cách cộng các giả trị “Other memory” và “Swappable memory” trong System Monitor. Sau đó trừ đi giá trị trong System Monitor. Sau đó trừ đi giá trị của “Disk cache”. Tiếp theo, đóng chương trình và lặp lại các bước như trên. Mức chênh lệch giữa hai kết quả là lượng RAM cần dùng cho chương trình bạn vừa đóng.

System Rosouce Monitor là công cụ chẩn đóan xuất sắc khác dùng cho việc theo dõi cách sử dụng bộ nhớ của PC. “System resources” là vùng nhớ 128KB của bộ nhớ mà phiên bản hiện hành của Windows sử dụng để tương thích với các trình ứng dụng cũ; nếu vùng nhớ này bị tràn, Windows sẽ hiển thị thông báo lỗi “out of memory”, ngay cả khi bạn còn nhiều bộ nhớ vật lý hay bộ nhớ ảo chưa dùng. Tiện ích Resource Meter trong khay hệ thống. Đưa chuột lên trên biểu tượng này để xem số phần trăm tài nguyên hệ thống còn rỗi, hay nhấn đúp lên biểu tượng để lượng bộ nhớ còn trống hiển thị dưới dạng đồ thị lớn hơn.

Nếu tài nguyên hệ thống còn dưới 25%, bạn phải thận trọng với việc mở thêm các tập tin và ứng dụng mới. Nếu chúng tụt xuống dưới 10%, bạn sẽ nhìen thấy cảnh báo bộ nhớ cạn kiệt trên màn hình. Ở thời điểm này bạn đang đối mặt với sự treo hệ thống. Bạn phải nhanh chóng lưu lại các kết quả công việc của mình, đồng thời đóng mọi ứng dụng và mọi tập tin không cần thiết.

Kiểm tra rò rỉ bộ nhớ

Mở quá nhiều ứng dụng hoặc tập tin lớn không phải là lý do duy nhất làm cạn kiệt bộ nhớ. Đôi khi các chương trính được biên sọan kém không chịu nhả các khối nhớ ra khi chúng không còn sử dụng nữa. Những rò rỉ bộ nhớ như vậy sẽ nhanh chóng tích dồn lại và có thể trói chặt RAM và / hoặc các tài nguyên hệ thống của bạn.

Bạn có thể xác định rò rỉ này bằng cách giám sát việc sử dụng RAM nhờ System Monitor hay Resource Monitor. Theo dõi kỹ những chương trình không chịu trả lại bộ nhớ về mức cũ sau khi đã được đóng. Đồng thời cũng nên luôn để mắt đến danh sách “Threads” (các chuỗi tác vụ) trong System Monitor (để xem nó, bạn chọn Edit.Add Item.Kernel. Threads). Nếu số chuỗi tác vụ này tăng lên liên tục - đặc biệt sau một quá trình tính tóan tối thiểu – có nhiều khả năng bạn đang bị rò rỉ bộ nhớ.

Tuy vậy, các phần mềm rò rỉ không giống nhau. Nếu nghi ngờ một chương trình đang làm rò rỉ bộ nhớ, bạn vào website của hãng phần mềm đó để biết cách khắc phục.

Bạn cũng có thể lấy lại phần RAM bị mất do rò rỉ và do các DLL không cần thiết bằng tiện ích có tên là RAMrocket. Bạn có thể tải về để thử ở địa chỉ find.pcworld.com/14820.